Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t10Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t12
 
ĐĂNG TIN
Các tin, bài báo thuộc về khoa học, thiên văn,...
 
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f12Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f10
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t10Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t12
 
Về các lĩnh vực Tin học, vật lý, toán học, thiên văn.....
 
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f12Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f10
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t10Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t12
 
Tài liệu, ebook, đề thi, phần mềm hữu ích, video, ảnh khoa học....
 
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f12Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f10
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t10Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_t12
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f12Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Post_f10
Bookmark and Share|

Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
Admin
Administrator

Admin


Giới tính : Nam
Số bài gửi Số bài gửi : 388
Coin Coin : 19505
Được cám ơn : 23
Đến từ Đến từ : Việt Nam
Tài sản :
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) AlligatorTìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Iphone

Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) Vide
Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) CS011092818_29781_1Tue Dec 14, 2010 7:17 am
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ)

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn hành tinh lùn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.

Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ) 275px-10

Tên tiếng Việt của hành tinh này được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, chọn dựa theo nguyên tố thủy của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 水星. Các văn hóa Tây phương đặt tên hành tinh này dựa vào tên thần Mercury, vị thần của thương mại và liên lạc trong thần thoại La Mã; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes.

Sao Thủy có một cấu tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim loại của Sao Thủy – tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của Sao Thủy là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi dầy vào khoảng 600 km.

Trước thế kỷ 5 trước Công nguyên, các nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại cho rằng hành tinh này là hai thiên thể khác nhau: một thấy được lúc bình minh mà họ gọi là Apollo, và một thấy được vào hoàng hôn mà họ gọi là Hermes.

Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời

Nhiệt độ trung bình tại bề mặt của Sao Thủy là 227°C, thay đổi từ 32°C đến 371°C. Đây là một sự khác biệt hơn 315C, trong khi sự khác biệt tại Trái Đất chỉ khoảng 10°C. Sự khác biệt về nhiệt độ trên Sao Thủy rất lớn vì chu kỳ quay quanh trục của hành tinh này rất dài – hơn 58 ngày của Trái Đất – và một bầu khí quyển rất mỏng.

Trung bình một mét vuông trên Sao Thủy nhận 9 lần ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn một mét vuông trên Trái Đất.

Khí quyển

Sao Thủy có một bầu khí quyển cực mỏng, mỏng đến nỗi Sao Thủy được coi như một hành tinh không có không khí. Các phần tử chính của bầu khí quyển là: kali, natri và dưỡng khí (ôxy).

Với một khối lượng quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó – các nguyên tử trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào trong không gian vì sức hút của trọng lực quá yếu. May thay, những nguyên tử đó được thay thế bằng các nguyên tử khác đến từ sự bức xạ của Mặt Trời, sự bốc hơi của các phần tử nằm trong băng đá hay lòng đất và từ các thiên thạch hay vệ tinh nhỏ khi đập vào Sao Thủy.

Bề mặt

Bề mặt của Sao Thủy có rất nhiều hố to nhỏ và lởm chởm như bề mặt của Mặt Trăng. Hố được chụp hình rõ nhất là Caloris Basin, được tạo ra khi một thiên thạch từ ngoài không gian đập vào Sao Thủy, với đường kính khoảng 1350 km và một rặng núi cao gần 2 km ở chung quanh. Sao Thủy còn có những rãnh sâu, nhìn từ xa giống như những vết cào, hình thành hàng triệu năm trước đây khi lõi của hành tinh nguội, co lại và tạo nên những nếp nhăn ở lớp đất phía trên.

Bề mặt của Sao Thủy có thể chia ra làm 7 vùng địa lý chính sau đây:

* Những vùng có nhiều hố
* Những vùng có độ phản chiếu ánh sáng khác nhau
* Những rặng núi
* Những gò núi đứng một mình
* Những bình nguyên phẳng
* Những rãnh sâu
* Những thung lũng

Theo Wikipedia

Về Đầu Trang Go down
http://www.diendan.khamphakhoahoc.tk

Tìm hiểu về Thái Dương hệ ( Phần 2: Sao Thuỷ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Khám phá khoa học :: Diễn đàn khoa học :: Thiên văn học-
Diễn đàn Khám phá khoa học - Phát triển bởi các thành viên của diễn đàn.
Admin: Hồ Vũ Thảo Hiền
Liên hệ: Email: hvthhien@gmail.com hoặc info@khamphakhoahoc.tk | Yahoo chat: hvthhien
Ghi rõ nguồn diendan.khamphakhoahoc.tk khi sao chép bài ở đây!
Diễn đàn | Trang tin |Cửa hàng | Thành viên | Lịch | Game ngẫu nhiên | Nghe nhạc | Tìm kiếm | Hỏi đáp
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất