Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t10Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t12
 
ĐĂNG TIN
Các tin, bài báo thuộc về khoa học, thiên văn,...
 
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f12Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f10
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t10Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t12
 
Về các lĩnh vực Tin học, vật lý, toán học, thiên văn.....
 
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f12Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f10
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t10Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t12
 
Tài liệu, ebook, đề thi, phần mềm hữu ích, video, ảnh khoa học....
 
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f12Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f10
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t10Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_t12
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f12Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Post_f10
Bookmark and Share|

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
Nhók_Quang Đại
Super Mod

Nhók_Quang Đại


Giới tính : Nam
Số bài gửi Số bài gửi : 143
Coin Coin : 6497
Được cám ơn : 11
Sinh nhật 25/12/1997
Đến từ Đến từ : Thiên Đuờng
Tài sản : Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Tiger

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Vide
Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu CS011092818_29781_1Fri Jan 07, 2011 9:21 am
Bài gửiTiêu đề: Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu


Thuật
ngữ "geoengineering" có thể hiểu là “những can thiệp kỹ thuật một cách
trực tiếp để sửa đổi tình trạng địa cầu theo ý con người cho dễ sống
hơn”.


Trong một cuộc chạy đua để cứu hành
tinh khỏi sự hủy diệt của hiện tượng ấm dần lên toàn cầu, giới khoa học
đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt.

Họ khởi xướng việc đưa những tấm gương khổng lồ vào không gian, tạo ra các núi lửa giả, xây dựng những cỗ máy “ăn” carbon!

Những kế hoạch như thế thường dễ dàng bị gạt bỏ nhưng mọi chuyện đã khác với nhiều dự án xuất hiện từ cuối những năm 1970.

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Pinatubo


Núi lửa Pinatubo phun trào nham thạch hồi năm 1991.
(Ảnh: USGS)

Tuy nhiên, phải đến năm 2006, geoengineering mới
bắt đầu được biết đến rộng rãi. Nhà hóa học đoạt giải Nobel và là người
bảo vệ tầng ozone Paul Crutzen đã đăng một bài xã luận khoa học về đề
tài này trong chuyên san Climate Change (Biến đổi khí hậu).

Và gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học East Anglia (Anh) công bố đánh giá toàn diện đầu tiên về các dự án geoengineering bao quát nhất từng được đưa ra.

Đối với mỗi kế hoạch được đề xuất, các
nhà khoa học đều tính toán một giá trị gọi là "cưỡng bức bức xạ", một
dạng chỉ số được áp dụng cho việc lập mô hình khí hậu để thể hiện ảnh
hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo đối với Trái đất.

Kể từ khi kỷ nguyên công nghiệp bắt
đầu, loài người chúng ta là nguyên nhân lớn đẩy chỉ số cưỡng bức bức xạ
lên đến 1,6, một giá trị có thể dễ dàng tăng gấp đôi trong tương lai.
Mục tiêu của geoengineering là làm giảm con số đó.

Dưới đây là những dự án đáng chú ý nhất dựa trên phương pháp luận của Đại học East Anglia, theo Discovery.

Tăng cường tầng mây trên biển

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Geoengineering

Kịch bản này do giáo sư Stephen Salter
thuộc Đại học Edinburgh đề xướng bằng cách sử dụng tàu chạy bằng sức
gió để phun nước biển vào không khí nhằm tăng độ tương phản cho các đám
mây.

Mô hình hóa lý thuyết cho thấy, kỹ
thuật này sẽ có hiệu quả nhất trong vùng đại dương mở, cách ly với sự ô
nhiễm do con người tạo ra. Độ phản xạ tích lũy đủ sẽ hoạt động giống
như một vành nón rộng che phủ Trái đất.

Đại học East Anglia phát hiện ra rằng
tăng cường đám mây ở quy mô này sẽ cho ta chỉ số cưỡng bức bức xạ là
-3,71. Tuy nhiên, theo nhận định của Naomi Vaughan, một nhà nghiên cứu
cùng trường với giáo sư Salter, “có những quan ngại về ảnh hưởng đến
tầng ozone”.

Ngoài ra, chúng ta cần ít nhất 1.000
tàu biển để thực hiện công việc này. Ngay cả khi đạt hiệu quả cao nhất,
sự phản xạ ánh mặt trời cũng sẽ khó đảo ngược thiệt hại trên diện rộng
do sự ấm lên toàn cầu gây ra, chẳng hạn như hiện tượng a-xít hóa trên
các đại dương.

Phun khí tầng bình lưu

Theo cách hiểu đơn giản thì phun khí tầng bình lưu là việc các hạt rất nhỏ được xịt vào lớp giữa của bầu khí quyển Trái đất.

Chuyên gia Crutzen đề xuất ý tưởng này
như một công cụ khả dĩ trong cuộc chiến chống lại sự ấm lên toàn cầu,
lấy cảm hứng từ vụ phun trào của ngọn núi lửa Pinatubo ở Philippines
hồi năm 1991. Pinatubo từng nhả ra những dải tro bụi cao hơn 35.000 mét
vào trong không khí và mạnh đến mức làm giảm nhiệt độ trung bình toàn
cầu.

Để làm được điều này theo cách nhân
tạo, chúng ta sẽ cần tới một chuyến bay bằng máy bay giống loại dùng
cho quân sự hoặc thậm chí cả bóng bay để phát tán các hạt khí.

Dù Đại học East Anglia đã đánh giá
phương pháp này có cùng các độ cưỡng bức bức xạ giống kế hoạch nước
biển là -3,71 nhưng các nhà khoa học cho rằng nó cũng đem lại những rủi
ro tương tự.

Gương phản xạ trong không gian

Đó chính là những tấm gương khổng lồ
trong không gian được sử dụng để làm chệch hướng ánh sáng mặt trời. Nên
biết rằng, chúng ta đã có một trạm không gian quốc tế, những tàu thăm
dò trên sao Hỏa và khoảng 8.000 vật thể nhân tạo bay quanh Trái đất, do
đó, ý tưởng này cũng không phải là hoàn toàn xa vời.

Đối với lựa chọn này, Đại học East
Anglia đã xem xét ý tưởng của chuyên gia thiên văn học Roger Angel
thuộc Đại học Arizona. Angel ước tính rằng chúng ta sẽ cần phải phóng
lên hàng ngàn tỉ chiếc gương vào không gian để tạo thành một chiếc dù
che nắng trải rộng hơn 160.000 km. Cũng giống như các mô hình phun khí,
gương phản xạ không gian có độ cưỡng bức bức xạ -3,71 nhưng thách thức
cũng rất đáng kể.

Công tác hậu cần cho việc phóng số gương khổng lồ này có thể mất nhiều thập niên, chi phí cũng thuộc loại “trên trời” trong khi các tấm gương có thể cần phải thay thế sau 50 năm.

Kế hoạch này cũng sẽ đòi hỏi một cam
kết xuyên thế hệ đầy ấn tượng. Không nản lòng, Angel đã xin tài trợ từ
Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ và nhà phát minh người Anh đang thử
nghiệm với một mẫu thử pháo phóng gương quy mô nhỏ.


Than củi

Nhánh cây, phân gà và các loại chất thải hữu cơ khác thường vương vãi khắp nơi, sinh ra khí carbon dioxide khi chúng phân hủy.

Chuyển đổi hoàn toàn lượng sinh khối
này thành nhiên liệu vẫn còn là một quá trình nhưng đun vật liệu từ từ
có thể biến nó thành một loại than sinh học được gọi là than củi.

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu Charcoal



Than củi, một trong những hoạt động geoengineering đáng chú ý. (Ảnh: Discovery)

Hiện tượng cháy chậm được gọi là nhiệt phân ngăn chặn sự hình thành CO2 và giữ lại gần một nửa lượng carbon của vật liệu.

Than sinh học cũng vẫn bền theo thời gian và có thể có tác động tích cực đến độ mầu mỡ của đất và sản lượng cây trồng.

Johannes Lehmann, giáo sư về khoa học
đất đai và cây trồng thuộc Đại học Cornell, tính toán rằng áp dụng
phương pháp than sinh học quy mô lớn tại Mỹ có thể cô lập khoảng 10%
lượng khí thải hằng năm từ nhiên liệu hóa thạch của nước này.

Tính đến năm 2100, nếu chúng ta thống nhất áp dụng, than sinh học có tác dụng làm mát tương đương với -0,4 độ cưỡng bức bức xạ.

Cây nhân tạo và máy lọc không khí khác

Phương pháp này liên quan đến việc thu
giữ khí carbon dioxide thông qua công nghệ hóa học hoặc sản xuất năng
lượng sinh khối. Từ đó, CO2 được tập trung trong tầng chứa nước mặn hoặc các vùng dưới lòng đất từng là nơi chứa dầu khí.

Nhà khoa học về khí hậu David Keith thuộc Đại học Calgary đang chế tạo một máy hút khí có thể kéo 20 tấn CO2/mét vuông ra khỏi bầu khí quyển mỗi năm.

Tương tự như vậy, chuyên gia địa vật lý Klaus Lackner thuộc Đại học Columbia đã phát triển "cây nhân tạo" hút khí CO2
tốt hơn nhiều so với cây thật. Chúng ta cần khoảng hàng trăm ngàn cái
máy cao chót vót này để xử lý với lượng khí thải hằng năm - một thách
thức cả về kinh tế và lẫn tính thẩm mỹ tương tự như với các turbine gió.

Trong khoảng 90 năm nữa, các kế hoạch
thu giữ và lưu trữ không khí quyết liệt nhất sẽ đạt độ cưỡng bức bức xạ
-1,99. Đó không phải là -3,71 nhưng cũng là kết quả đáng khích lệ.

Về Đầu Trang Go down

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Khám phá khoa học :: Diễn đàn khoa học :: Tin khoa học-
Diễn đàn Khám phá khoa học - Phát triển bởi các thành viên của diễn đàn.
Admin: Hồ Vũ Thảo Hiền
Liên hệ: Email: hvthhien@gmail.com hoặc info@khamphakhoahoc.tk | Yahoo chat: hvthhien
Ghi rõ nguồn diendan.khamphakhoahoc.tk khi sao chép bài ở đây!
Diễn đàn | Trang tin |Cửa hàng | Thành viên | Lịch | Game ngẫu nhiên | Nghe nhạc | Tìm kiếm | Hỏi đáp
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất