Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t10Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t12
 
ĐĂNG TIN
Các tin, bài báo thuộc về khoa học, thiên văn,...
 
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f12Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f10
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t10Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t12
 
Về các lĩnh vực Tin học, vật lý, toán học, thiên văn.....
 
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f12Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f10
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t10Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t12
 
Tài liệu, ebook, đề thi, phần mềm hữu ích, video, ảnh khoa học....
 
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f12Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f10
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t10Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_t12
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f12Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Post_f10
Bookmark and Share|

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
Admin
Administrator

Admin


Giới tính : Nam
Số bài gửi Số bài gửi : 388
Coin Coin : 19505
Được cám ơn : 23
Đến từ Đến từ : Việt Nam
Tài sản :
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) AlligatorTìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Iphone

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Vide
Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) CS011092818_29781_1Mon Jan 17, 2011 7:54 am
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương)

Sao Thiên Vương hay Thiên Vương Tinh hay Thiên Tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng. Các quốc gia Tây phương dùng tên của thần Uranus (Ουρανός), vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại La Mã có tên là Caelus. Tên tiếng Việt của hành tinh được dịch theo Ouranos, viết theo chữ Nho là 天王星 (Thiên Vương tinh), có nghĩa là "ngôi sao của vị vua trên trời".

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Uranus10

Sự khám phá ra hành tinh

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Uranus-the-seventh-plant

Sao Thiên Vương là một trong ba hành tinh không được biết ở thời thượng cổ vì không nhìn được bằng mắt thường từ Trái Đất. Vào năm 1690 Sao Thiên Vương được quan sát lần đầu bởi John Flamsteed. Nhà thiên văn này tưởng đó là một ngôi sao tại chòm sao Kim Ngưu và đặt tên cho nó là 34 Tauri. Gần năm 1769 Sao Thiên Vương được quan sát 12 lần bởi Pierre Charles Le Monnier, nhưng nhà thiên văn học này cũng nghĩ rằng ông ta nhìn thấy một ngôi sao. Sự phát hiện ra hành tinh này được chính thức cấp cho William Herschel vào ngày 13 tháng 3 năm 1781, khi ông ta phân loại nó như một hành tinh. Ông ta cũng đặt tên cho nó là Georgium Sidus, dựa vào tên của vua George III đang ngự trì Đế quốc Anh lúc bấy giờ. Một tên khác cũng được dùng ở thời này là Herschel. Nhưng từ 1850 tên Uranus - đề xuất bởi Johann Bode - đã trở nên thông dụng với các ngôn ngữ Tây phương.

Cấu tạo và khí quyển

Cũng giống như Sao Mộc và Sao Thổ, Sao Thiên Vương là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng nhưng không chứa nhiều khinh khí (H2) như hai hành tinh trên. Sao Thiên Vương có một cấu tạo giống như các lõi của Sao Mộc và Sao Thổ mà không có lớp khinh khí ở thể đặc bọc bên ngoài.
Tàu vũ trụ Voyager 2 chỉ nhận thấy các lớp mây mỏng và không có gì đặc sắc khi bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986. Nhưng gần đây (2004), kính viễn vọng không gian Hubble lại nhận thấy nhiều vòng mây tựa như các vòng mây của Sao Mộc.

Độ nghiêng của trục quay

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) 800px-Uranian_Magnetic_field

Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn khổng lồ và Sao Thổ có một vòng đai nhiều mầu thì điểm đặc biệt của Sao Thiên Vương là trục quay của nó. Trong khi các hành tinh khác hầu như đứng thẳng trên quỹ đạo của chúng, Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo. Độ nghiêng của trục quay đối với quỹ đạo của nó là 97°.
Hậu quả của việc nằm ngang trên quỹ đạo là hai cực của Sao Thiên Vương nhận được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn vùng xích đạo. Khi Sao Thiên Vương ở trong khoảng 1/4 phần của quỹ đạo, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào một cực; khi ở trong khoảng 1/4 phần đối diện, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào cực kia. Tuy nhiên vùng xích đạo của Sao Thiên Vương vẫn nóng hơn hai vùng cực và các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.
Khi Voyager 2 bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986 thì Mặt Trời đang chiếu thẳng vào "cực Nam" của nó. Sự phân biệt giữa hai cực của Sao Thiên Vương không được rõ vì Sao Thiên Vương có thể được xem như quay ngược với một trục quay nghiêng 97°, hay xem như quay bình thường với một trục quay nghiêng 83° theo hướng kia. Nguyên nhân của độ nghiêng lớn này vẫn chưa được giải thích rõ, ngoại trừ một sự va chạm với một hành tinh khác trong quá khứ.

Vòng đai

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) 507px-Uranian_rings_scheme

Sao Thiên Vương có một vòng đai rất mờ tạo bằng những hòn đá với đường kính vào khoảng 10 m. Vòng đai này thật sự bao gồm nhiều vòng đai nhỏ và được khám phá bất ngờ bởi James L. Elliot, Edward W. Dunham và Douglas J. Mink khi họ dùng viễn vọng kính để nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Thiên Vương vào tháng 3 năm 1977.
Sự hiện diện của các vòng đai này đã được kiểm chứng bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào 1986.

Vệ tinh

Cho đến năm 2004 các nhà khoa học đã công nhận 27 vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương. Titania và Oberon được khám phá bởi William Herchel vào năm 1787. Ariel và Umbirel được khám phá bởi William Lassell vào năm 1852. Miranda được khám phá bởi Gerard Kuiper vào năm 1948. Đây là các vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương và lập thành một nhóm. Nhóm này có quỹ đạo nằm giữa 120 ngàn km và 590 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thiên Vương ra. Cả 5 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thiên Vương nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thiên Vương và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu.

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Titani10
Ảnh: Vệ tinh Titania (tàu Voyager 2 chụp)

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương) Oberon10
Ảnh: Vệ tinh Oberon (tàu Voyager 2 chụp)

Theo Wikipedia

Về Đầu Trang Go down
http://www.diendan.khamphakhoahoc.tk

Tìm hiểu về Thái dương hệ (Phần 8: Sao Thiên Vương)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Khám phá khoa học :: Diễn đàn khoa học :: Thiên văn học-
Diễn đàn Khám phá khoa học - Phát triển bởi các thành viên của diễn đàn.
Admin: Hồ Vũ Thảo Hiền
Liên hệ: Email: hvthhien@gmail.com hoặc info@khamphakhoahoc.tk | Yahoo chat: hvthhien
Ghi rõ nguồn diendan.khamphakhoahoc.tk khi sao chép bài ở đây!
Diễn đàn | Trang tin |Cửa hàng | Thành viên | Lịch | Game ngẫu nhiên | Nghe nhạc | Tìm kiếm | Hỏi đáp
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất