Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Chào mừng đến Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn đang là khách viếng thăm. Vì vậy vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để sử dụng diễn đàn được tốt hơn và nhìn thấy được một số nội dung cần thiết

Khi tham gia vào diễn đàn bạn có thể viết bài, trao đổi kinh nghiệm, cùng khám phá với mọi người những điều hay, bổ ích về khoa học...,

Hãy chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về Khoa học qua http://khampha.8forum.net
Diễn đàn Khám phá khoa học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t10Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t12
 
ĐĂNG TIN
Các tin, bài báo thuộc về khoa học, thiên văn,...
 
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f12Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f10
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t10Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t12
 
Về các lĩnh vực Tin học, vật lý, toán học, thiên văn.....
 
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f12Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f10
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t10Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t12
 
Tài liệu, ebook, đề thi, phần mềm hữu ích, video, ảnh khoa học....
 
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f12Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f10
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t10Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_t12
Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f12Ngắm sao 4 mùa (P2) Post_f10
Bookmark and Share|

Ngắm sao 4 mùa (P2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
Ri
Moderator

Ri


Giới tính : Nữ
Số bài gửi Số bài gửi : 23
Coin Coin : 97
Được cám ơn : 4
Sinh nhật 26/11/1987
Đến từ Đến từ : Việt Nam

Ngắm sao 4 mùa (P2) Vide
Ngắm sao 4 mùa (P2) CS011092818_29781_1Wed Apr 21, 2010 12:33 pm
Bài gửiTiêu đề: Ngắm sao 4 mùa (P2)

Vào mùa thu, ở những khu vực có không khí sạch, ít ánh sáng bạn vẫn có thể quan sát được nhất nhiều chòm sao thú vị. Hãy thử một lần xem nhé!
Ngắm sao 4 mùa (P2) Theautumnsky_500

Phía Bắc

Chòm sao Ursa Major (Đại Hùng - Gấu Lớn) có vị trí thấp hơn và ở Việt Nam chúng ta không thể quan sát do nó đã nằm dưới đường chân trời. Trên cao hơn, bạn sẽ gặp lại chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) nhưng lúc này khong phải một chữ W mà sẽ là một chữ M lớn.
Lúc này bạn không thể tìm được chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major) nên còn một cách xác định vị trí của sao Pollaris là nối 2 cạnh kéo dài của chữ M (Cassiopeia) lại và từ giao điểm của chúng, nối giao điểm đó với ngôi sao nằm giữa chòm sao này, kéo dài đoạn thẳng đó bạn sẽ bắt gặp sao PollarisDưới chòm sao Gấu nhỏ một chút, bạn sẽ thấy những đường trải dì của con rồng Draco (Dragon) mà cái đầu của nó tạo thành từ 1 tam giác gồm 3 ngôi sao có độ sáng trung bình, chúng hướng về phía thiên đỉnh (zenith)
Gần chân trời Bắc, Đông Bắc có chòm sao Lynx (mèo rừng) và cao hơn một chút là một chòm sao hợp thành từ những ngôi sao sáng khá yếu là Camelopadalis (hươu cao cổ). Thấp hơn một chút về bên trái của chòm sao Cassiopeia mang hình chữ M là chòm Cepheus

Phía Đông

Phía Đông bắt đầu mọc lên những ngôi sao đầu tiên của bầu trời mùa đôngPhía trên chân trời Đông Bắc, bạn sẽ thấy chòm sao Gemini (Song tử) với 2 sao sáng Castor và Pollux. Castor và Pollux là 2 sao sáng nhất của chòm sao này và cũng là 2 sao tượng trưng cho đầu của 2 anh em song sinh Castor- Pollux, phần thân mình và tay chân của họlà những ngôi sao thấp hơn về phía bên phải. Chòm sao này bạn có thể thấy khá dễ dàng ngay cả khi điều kiện thời tiết không hoàn toàn thuận lợi do các sao của chúng đều có độ sáng khá cao.

Phía trên chân trời hướng Đông một chút, có sự xuất hiện một phần của chòm sao Orion.Cao hơn một chút là ngôi sao sáng Aldebaran của chòm sao Taurus và ngay phía trên một chút, gần sừng của con bò mộng Taurus (Kim Ngưu) này là một nhóm sao nhỏ có dạng hơi giống một chữ V. Đó là nhóm sao Hyade. Nhóm Pleiades với 7 ngôi sao khá sáng cũng ở rất gần đấyChân trời Đông Nam có sự xuất hiện của chòm sao Eridanus (con sông địa ngục)Bầu trời Đông Bắc, ở độ cao trung bình, có sự hiện diện của ngôi sao Capella thuộc chòm Auriga (Người Đánh Xe), từ đó tiến một chút về bên phải, bạn sẽ thấy thêm một chòm sao nữa là chòm sao Perseus với những ngôi sao sáng nhts của nó tạo thành một hình như một chữ Y lớn

Và gần Thiên Đỉnh hơn là vẫn là Cassiopeia

Phía Nam

Ở đây, bạn sẽ thấy những ngôi sao, những chòm sao cơ bản nhất của bầu trời sao mùa thu.ở gần đường trung tuyến trời có sự hiện diện của hình vuông Pegasus (Phi Mã) và một vài nhóm sao nhỏ của nó nữa. Chòm sao này chiếm một diện tích khá rộng, nó giống như một hình vuông lớn chiếm một khoảng lớn trên bầu trời trong khi hình vuông đó là thân mình của một con ngựa mà đôi cánh trải dài ra phía trên cao hơn của Thiên Cầu.Tuy nhiên người ta cũng có thể nói về chòm sao này như một cái xe khổng lồ, những nhóm sao sáng nhỏ một phần trải về phía trái và ngôi sao sáng nhất và cao nhất phía trái của nó - sao Sirrah- đã nối vào với chòm sao Andromeda (Tiên nữ).Tiếp tục đi về phía trái bắt đầu từ sao Sirrah, bạn sẽ gặp một ngôi sao sáng rất yếu và tiếp đó là 2 sao sáng hơn. Cuối cùng bạn sẽ gặp sao Alamak, ngôi sao cuối cùng về phía trái của Andromeda. Và xa hơn nữa về bên trái là sao Mirfak, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Perseivào những đêm sáng trời, trong chòm sao Andromeda, bạn có thể nhìn thấy tinh vân sáng nổi tiếng Andromeda, nó là một thiên hà xoắn (Galaxie Spirale) nằm khá gần Thiên đỉnhỞ một phần thấp của bầu trời Nam được chiếm chỗ bởi một số chòm sao : Trước hết là Capricornus (Dê biển – Ma kết), chòm sao chiếm vị trí trung tâm của Hoàng đạo vào thời gian này. Và tiếp theo trên Hoàng đạo là Aquarius (Người mang bình - Bảo bình), Pisces (Hai cá – Song Ngư) và Aries (Con cừu - Bạch dương) nối tiếp nhau về bên trái khi bạn nhìn bầu trời Nam.Bên ngoài của các chòm sao Hoàng Đạo, về phía Tây Nam, giữa Andromeda và Aries là chòm sao Cetus (con cá voi), chòm sao nhỏ Triangle Borealis, trên một chút là Fomalhaut của chòm sao Piscis Austrinus (Cá phương Nam – Nam ngư).

Phía Tây:

Bầu trời phía Tây vào thời gian này được chiếm chỗ phần lớn bởi tam giác lớn mùa hạ. Một đỉnh của nó là ngôi sao Deneb trong chòm sao Cygnus. Chòm sao Cygnus đôi khi được gọi là Croix du Nord - chữ thập phương Bắc do 4 ngôi sao sáng nhất của nó lập thành một hình chữ thập rất lớn - trong đó có Deneb. 2 đỉnh nữa của tam giác mùa hạ là ngôi sao Vega (một trong những ngôi sao sáng nhất trời đêm), nó cùng vói 1 hình bình hành do 4 ngôi sao mờ hơn lập nên chòm sao Lyra (đàn Lyre). Và đỉnh cuối cùngcủa tam giác là ngôi sao Altair của chòm sao AquilaPhía bên trái của Altair, bạn sẽ thấy chòm sao Cá heo (Delphinus ) và con ngựa con Equulus. Nằm giữa Cygnus và Aquila là Sagitta (mũi tên) và Vulpecula (cáo con). Ở một vị trí cao hơn là 2 chòm sao Hercules và Corona Borealis. nháy mắt

Về Đầu Trang Go down

Ngắm sao 4 mùa (P2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Khám phá khoa học :: Diễn đàn khoa học :: Thiên văn học-
Diễn đàn Khám phá khoa học - Phát triển bởi các thành viên của diễn đàn.
Admin: Hồ Vũ Thảo Hiền
Liên hệ: Email: hvthhien@gmail.com hoặc info@khamphakhoahoc.tk | Yahoo chat: hvthhien
Ghi rõ nguồn diendan.khamphakhoahoc.tk khi sao chép bài ở đây!
Diễn đàn | Trang tin |Cửa hàng | Thành viên | Lịch | Game ngẫu nhiên | Nghe nhạc | Tìm kiếm | Hỏi đáp
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất