Admin
Giới tính :
|
Số bài gửi : 388
|
Coin : 19505
|
Đến từ : Việt Nam
|
Tài sản :
|
| Tue Sep 21, 2010 7:37 am Tiêu đề: "Nấu cháo" điện thoại để… sạc pin | |
| | | | | Các nhà khoa học đã tìm ra cách chuyển sóng âm thành dòng điện, cho phép biến những cuộc điện đàm lê thê thành nguồn năng lượng hiệu quả. Lần đầu tiên những cuộc “nấu cháo” điện thoại chứng tỏ được lợi ích thực sự, nhờ nghiên cứu của các chuyên gia Hàn Quốc. Theo đó, họ đã tìm được cách biến thành phần chính của quặng kẽm thành một vật liệu có tác dụng chuyển đổi sóng âm thành dòng điện. Kết quả này có thể dẫn đến sự ra đời của các tấm sạc pin điện thoại trong suốt cuộc nói chuyện, hoặc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mạng lưới điện quốc gia bằng cách khai thác tiếng ồn giao thông trong giờ cao điểm. "Cũng giống như loa phát thanh chuyển tín hiệu điện thành âm thanh, quy trình ngược lại - biến âm thanh thành điện - là điều có thể xảy ra”, các chuyên gia Young Jun Park và Sang-Woo Kim phát biểu trên chuyên san Advanced Materials. Họ cho biết năng lượng âm thanh có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, trong đó có cung cấp cho điện thoại di động trong suốt cuộc trò chuyện; hoặc dựng lên những bức tường cách âm gần đường cao tốc để biến tiếng ồn từ xe cộ thành điện năng. Sử dụng kẽm oxit, Young Jun Park, Sang-Woo Kim và đồng nghiệp đã tạo ra một trường các dây nano kẹp giữa 2 điện cực. Sau khi được đặt gần một nguồn sóng âm cỡ 100 decibel, vật liệu này đã sản sinh ra một dòng điện nhỏ vào khoảng 50 millivolts. Trong khi đó, một điện thoại di động bình thường chỉ cần vài volt để vận hành. Các nhà khoa học Hàn Quốc đồng ý rằng 50 millivolts không phải là nguồn năng lượng lớn, nhưng đây chỉ mới là giai đoạn thử nghiệm. Họ dự kiến sẽ tạo được nguồn năng lượng lớn hơn nếu tiếp tục nghiên cứu. Quá trình thu năng lượng từ âm thanh được thực hiện nhờ các vật liệu tạo ra hiệu ứng áp điện. Khi bị bẻ cong, một vật liệu tạo ra hiệu ứng áp điện có thể chuyển năng lượng cơ học đó thành dòng điện. Rất nhiều vật liệu sở hữu khả năng này: đường mía, thạch anh và thậm chí xương khô cũng tạo ra được một điện tích khi bị ép lại. Qua nhiều thập niên, giới khoa học đã sử dụng các vật liệu áp điện để sản xuất các cảm biến môi trường, loa và những thiết bị khác. Trong vài năm gần đây, đã có bước đột phá mạnh mẽ trong việc khai thác điện từ các loại vật liệu trên. Hầu hết các thiết bị - vẫn chưa được tung ra thị trường - có thể tạo ra năng lượng khi con người bước đi, chạy và trong trường hợp này là nói chuyện. Thậm chí quân đội Mỹ đang nghiên cứu việc tận dụng năng lượng thu được từ những vụ va chạm khi viên đạn đến mục tiêu để cung cấp cho một số thiết bị trên chiến trường. Theo Thanh Niên Online | | | | |
|
|