Tài liệu, ebook, đề thi, phần mềm hữu ích, video, ảnh khoa học....
|
THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:
vietmaixuan15
Giới tính :
Số bài gửi : 38
Coin : 6151
Được cám ơn : 3
15/01/1992
Đến từ : Việt Nam
Tài sản :
Thu Dec 09, 2010 12:19 am
Tiêu đề: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG, BẠN CÓ BIẾT THÌ THỬ GIẢI THÍCH NHA!
1/Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc "Nóng thì nở ra,lạnh thì co lại" vậy tại sao nước ở thể rắn(nước đá) thì lại ngược lại?
2/Tại sao khi nấu canh cá người ta lại cho các chất chua vào?
3/Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và cực âm của một ắc quy.
4/Chúng ta chắc hẳn ai cũng một lần bị kiến , ong đốt rất ngứa fải không ạ. Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại thì lấy vôi bôi vào chỗ bị đốt . Rất có hiệu quả đó. Dưới quan điểm của hoá học các bạn thử giải thích xem.
5/Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH đủ để thuỷ phân 1g chất béo ,tại sao không fải là NaOH mà cứ fải là KOH.
6/tại sao ở các bệnh viện người ta lại thich trồng thông hơn là các cây khác?
7/Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?
8/Lan đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ tinh để bốc hơi nước đi . Dần dần em thấy xuất hiện một loại tinh thể . Nó có thể hoà tan trong nước . Thử bằng giấy chỉ thị thì thấy nó có tính kiềm . Lan nghĩ rằng bằng các này em có thể tạo ra tinh thể của NaOH . BẠn thử nghĩ xem : ý kiến của Lan đúng hay sai?
9/Tại sao khi luộc rau thì cho thêm một ít muối và mở vung thì rau xanh và giòn hơn ?
10/Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến dưa hành ?
11/Vì sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?
12/ Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn ?
13/Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước?
14/Tại sao máu màu đỏ, còn cỏ thì lại có màu xanh?
15/Một người cầm một con dao chặt đứt đôi thanh củi rồi đưa con dao đó cắt vào tay mình lập tức máu chảy ròng ròng. Nhưng ô kìa tay vẫn không sao!!!!! Tại sao lại lạ vây?
16/Nguyên tố nào mà trong cơ thể người,nó tồn tại nhiều nhất trong vỏ não?
17/Tại sao khí NO2, khi đưa về -11 độ C thì không có màu, mà đưa lên khoảng 140 độ thì lại có màu nâu rất đậm. Làm ơn các bác giải thích tại sao có màu nhé, không giải thích lưng chừng!
18/Một nguyên tố có quan hệ khá gần gũi với Kali,được phát hiện gần như đồng thời với kali bằng cùng một phương pháp điện phân và cùng do nhà Hoá Học Humphy Devi(H.Davy) phát hiện ra?
19/Giải thích t/ch thuận từ của O2. Tại sao O2 có tính thuận từ còn N2 thì lại không?
20/Tại sao người ta lại thường đựng các dung dịch,hoá chất vào các bình thuỷ tinh mỏng vậy.Sao không đựng vào các lọ dầy có tốt hơn không?
21/Đố mọi người biết thuỷ tinh hoà tan là gì và nó được ứng dụng ở đâu?
22/Muốn có được ngọn lửa nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại người ta dùng C2H2 chứ không fải là C2H6 mặc dù nhiệt đốt cháy các khí này tương ứng bằng 1320kj/mol và 1562 kj/mol.
23/Tại sao các đường ống dẫn nước và động cơ ôtô có nguy cơ hỏng khi thời tiết lạnh dưới OoC?
24/Các nguyên tắc vận tải bằng đường xe lửa axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng.Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng,còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa?
25/Một người chưa bao giờ được lên mỏ than,nhưng trong tưởng tượng của người đó,mỏ than là nơi có những núi than khổng lồ,cao hàng chục mét,đen sì...... Người đó tưởng tượng có đúng không?Tại sao?
26/Tại sao trên các thùng đựng ét xăng của các xe hơi lại thường có ghi:"Ét xăng etyl hoá!Nguy hiểm"?
27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không?
28/Khi cho chất khí phổ biến A vào bình thủy tinh chứa khí B có cùng tỷ trọng với A thì thấy trong bình còn lại cát ẩm . Bạn hãy cho biết tên hai khí này?
29/Một trong những phương pháp điều chế nước ngọt trrên tàu biển là nén propan ở nhiệt độ thấp vào nưóc biển.Sau khi lọc tách chất rắn sẽ thu được nước ngọt.
30/Đố mọi người biết tên của những chất được viết tắt ở dưới đây nhé: PABA,DES,PCC,THF,Sia2BH,LBAH?
31/Có một dung dịch không màu mất nhãn cho vào dung dịch này một kim loại màu vàng đậm quấy đều không có hiện tượng gì xảy ra đun nóng bình đựng dung dịch này (có cả Kim loại trên ) đến một nhiệt độ cao thì thấy có thoát một hỗn hợp khí trong đó có khí màu nâu hỏi dung dịch là dung dịch gì và kim loại là kim loại gi ?
32/Tại sao tóc ướt lại dài hơn tóc khô?
33/Như ta đã biết,nhôm oxit (Al2O3) là một oxit lưỡng tính tan được cả trong dd axit và dd bazo kiềm,nhưng khi nung đến 1000 độ C,Al2O3 trở nên trơ đối với cả dd axit và kiềm?
34/Có mấy chất sau trong các ống nghiệm riêng biệt : NaCl,NaBr,NaI ,NaSCN ,NaF Hãy chỉ ra trong mỗi ống nghiệm có chất nào .Các chất sử dụng để nhận biết tuỳ ý
35/Hãy xác định thành phần C va H của 1 hydrocarbon điêu kiện là bạn nghĩ mình đang sống o thé kỷ 18( chưa có phương pháp vật lý hiện đại)
36/Vì sao khi hoà tan các phân đạm thì nuớc lại lạnh đi .
37/oxi có ba đồng vị 16 17 18 vậy tại sao trong bảng tuần hoàn khối lượng của nó lại là 15,99?
38/Tại sao Si và C có cấu tạo AO ngoài cùng như nhau nhưng C có thể tạo thành vô số hợp chất hữu cơ nhung Si thì không?
39/Tại sao đồng phân trans bền hơn đồng phân cis
40/ Tại sao khi làm thí nghiệm dòng điện qua dung dịnh CuSO4 với 2 cựclà Cu thì Cu ở cục dương lại tan ?
41/trong phản ứng của natri thiosunfat với Iot trong môi trường hoàn toàn trung tính có thêm phản ứng tạo HI sau đó HI td với Na2S2O3 để tạo ra H2S2O3 và H2S2O3 phân huỷ thành S và SO2 không
42/Tại sao không thể điều chế trực tiếp N2O từ N2 và O2 dược ?
43/Một cây nến đang cháy ,bạn thổi tắt nó đi . khi đó sẽ xuất hiện một "dòng " khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một ngọn lửa đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn lửa lại bùng cháy . Bạn hãy giải thích .
45/tại sao sau khi tắm dù bằng nước nóng hay nước lạnh thì ta đều cảm thấy mát?
46/Tại sao tuyet lai co mau trang trong khi no duoc cau tao boi cac tinh the nuoc trong suot?
47/nguyên tố nào tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi lạp có nghĩa là Mặt trăng, ở hàm lượng nhỏ thì rất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ cần cao hơn mức đó 5-10 lần là đã trở nên độc hại với cơ thể?
48/tại sao Selen lại là nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể ?
49/Tại sao chì chỉ tương tác trên bề mặt với dd HCl loãng hoặc dd H2SO4 dưới 80% nhưng lại tan tốt trong dd đậm đặc của các axit đó?Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan tốt trong các dd noi trên ở những nồng độ khác nhau?
50/Tại sao Phospho bền ở Số oxh +5 và không có tính oxh trong khi Nitơ thì không bền ở +5 và là chất oxh cực mạnh?
51/làm thế nào để tách được hỗn hợp n- và iso-pentan
52/trong 2 loại ion +2 và +3 của Fe cái nào bền hơn?Vì sao?
53/vì sao ăn "cháy cơm" có vị ngọt hơn cơm bình thường?
54/Co 12 lo dung cac dung dich khong mau sau: H2O, HCl, H2SO4, BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, NaOH, Ba(OH)2 va AgNO3. Khong dung bat cu hoa chat nao, hay nhan biet cac dung dich tren.
55/trong phản ứng halogen hoá ankan,nguyên tử halogen(Cl và Br)ưu tiên cắt đứt liên kết C-H,điều đó có gì mâu thuẫn khi năng lượng liên kết C-H là 355-481kJ/mol còn năng lượng liên kết C-C chỉ là 335kJ/mol?
56/tại sao ankin tham gia phản ứng cộng electrophin khó hơn anken?
57/Tại sao amoniaclại tạo ra NH4 + mà không phải là H3O+ theo phản ứng: NH3 + H2O -->NH4+ + OH- NH3 + H2O -->H3O+ + NH2-
58/Mg đóng vai trò gì trong diệp lục ?
59/Sự ôi mỡ là gì ?
60/Khi sục Cl2 vào nước, rồi sục tiếp CO2 vào thì độ tan của Cl2 thay đổi thế nào và tại sao?
vodanh146
Giới tính :
Số bài gửi : 212
Coin : 3486
Được cám ơn : 11
23/11/1994
Đến từ : Thừa Thiên Huế
Tài sản :
Thu Dec 09, 2010 7:54 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
4) Vì nọc kiến chứa axit fomic (HCOOH) nên bôi vôi vào sẽ làm trung hoà axit 9) Vì khi bỏ muối vào làm tăng nhiệt độ sôi của nước! 12) Do khi sấm sét tạo ra Ozon làm trong lành k2 14) Máu đỏ vì có hồng cầu, cỏ xanh vì có diệp lục Dừng lại ngang đó đã để đi tìm hiểu thêm!!!
vietmaixuan15
Giới tính :
Số bài gửi : 38
Coin : 6151
Được cám ơn : 3
15/01/1992
Đến từ : Việt Nam
Tài sản :
Thu Dec 09, 2010 4:37 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
Uh, các câu trả lời của bạn đã được rồi đấy! Hãy tìm hiểu thêm nha!
perfect
Giới tính :
Số bài gửi : 110
Coin : 598
Được cám ơn : 8
13/02/1994
Đến từ : Viet Nam
Thu Dec 09, 2010 5:17 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
Anh ơi, có thể giải thích giùm em câu 50 được không? Bữa trước, em học tới ngang khúc này mà lý giải hoài vẫn chẳng được.
perfect
Giới tính :
Số bài gửi : 110
Coin : 598
Được cám ơn : 8
13/02/1994
Đến từ : Viet Nam
Fri Jan 21, 2011 11:17 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
Xin trả lời vài câu thử này:
32/Tại sao tóc ướt lại dài hơn tóc khô? -> Do tóc dãn dài khi độ ẩm cao, nhờ đó người ta làm ẩm kế tóc 23/Tại sao các đường ống dẫn nước và động cơ ôtô có nguy cơ hỏng khi thời tiết lạnh dưới OoC? -> Do nước đóng băng thì có thể tích lớn hơn, làm ống vỡ 45/tại sao sau khi tắm dù bằng nước nóng hay nước lạnh thì ta đều cảm thấy mát? -> Do nước bốc hơi làm ta thấy mát hơn! 40/ Tại sao khi làm thí nghiệm dòng điện qua dung dịnh CuSO4 với 2 cựclà Cu thì Cu ở cục dương lại tan ? -> Do tính chất cực dương tan SGK vật lý 11 43/Một cây nến đang cháy ,bạn thổi tắt nó đi . khi đó sẽ xuất hiện một "dòng " khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một ngọn lửa đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn lửa lại bùng cháy . Bạn hãy giải thích . - > do Khi tắt, vẫn còn hơi parafin bay lên, khi đưa lửa vào hơi thì nó cháy làm nến cháy lại 20/Tại sao người ta lại thường đựng các dung dịch,hoá chất vào các bình thuỷ tinh mỏng vậy.Sao không đựng vào các lọ dầy có tốt hơn không? -> theo mình do khi nóng lên bình thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Fri Jul 22, 2011 10:22 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
em xin trả lời vài câu: 11/Vì sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ? Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2, mà Zn3P2 là 1 oxit bazơ rất dễ phản ứng với H2O: Zn3P2 + 6H2O --> 3Zn(OH)2 + PH3. Zn(OH)2 sẽ trung hòa axit trong bao tử chuột và PH3 là khí độc --> die. 13/Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước? Trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3. Khi vào trong nước thì có phản ứng thuỷ phân thuận nghịch: Al2(SO4)3 + H2O --> Al(OH)3 + H2SO4. Mà Al(OH)3 là kết tủa dạng keo có bề mặt rất phát triển, nó hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới đáy. 27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không? Trong bình cứu hỏa có 2 ngăn, ngăn lớn chứa dd NaHCO3, ngăn nhỏ chứa dd H2SO4. Khi kéo chốt an toàn vách ngăn 2 dd được mở, lắc vài cái để phản ứng xảy ra nhanh hơn: NaHCO3 + H2SO4 ---> NA2SO4 + H2O +CO2. Mở vòi phun CO2 vào đám cháy. Theo em nghĩ thì nó có thể dùng cho mọi vụ cháy. 30/Đố mọi người biết tên của những chất được viết tắt ở dưới đây nhé: PABA,DES,PCC,THF,Sia2BH,LBAH? PABA là viết tắt của Para Amino Benzoic Acid hình như là thành phần trong kem chống nắng, là một chất trung gian quan trọng trong việc tổng hợp axit folic cho cơ thể. DES thì em hok biết. PCC là viết tắt của Pyridinium chlorochromate (C5H5NHClCrO3) là một thuốc thử rắn màu đỏ cam được sử dụng để ôxi hóa rượu aldehyde và rượu xeton. THF là viết tắt của Tetrahydrofuran (C4H8O) là chất lỏng, không màu có vai trò như dung môi giống H2O. Sia2BH nguyên văn là Đi-(sec-isoamyl)boran, công thức cấu tạo gom gọn (CH3)2CH-CH(CH3)BH. LBAH nguyên văn là Liti tert-butylat nhôm hyđrua, công thức Li(OCH3)3CAlH. 34/Có mấy chất sau trong các ống nghiệm riêng biệt : NaCl,NaBr,NaI ,NaSCN ,NaF Hãy chỉ ra trong mỗi ống nghiệm có chất nào .Các chất sử dụng để nhận biết tuỳ ý Cho dd Brôm + hồ tinh bộ vào 5 lọ, nếu tinh bột đổi màu thành tím thì lọ đó là NaI. Cho dd AgF vào 4 lọ còn lại, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì lọ là NaCl, xuất hiện kết tủa vàng thì lọ đó là NaBr. 2 lọ kia hok biết làm tiếp
Được sửa bởi LoveChemical ngày Sun Jul 24, 2011 8:50 am; sửa lần 1.
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sat Jul 23, 2011 8:32 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
44/Tại sao đom đóm lại có thể phát sáng được? Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài. Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Được sửa bởi LoveChemical ngày Sun Jul 24, 2011 8:51 am; sửa lần 1.
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sat Jul 23, 2011 8:42 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
46/Tại sao tuyết lại có màu trắng trong khi nó được cấu tạo bởi các tinh thể nước trong suốt? Chính sự biến đổi hình thức chiếu rọi của ánh sáng đã tạo ra màu trắng của tuyết, nó chỉ trong suốt không màu khi bề mặt chúng trơn phẳng, vì khi đó ánh sáng có thể xuyên suốt hoàn toàn. Nếu bề mặt lồi lõm, khi ánh sáng đi qua sẽ xuất hiện hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng, lúc đó chúng sẽ biến thành màu trắng. Càng nhỏ, càng bị lồi lõm chúng sẽ càng trắng.
Được sửa bởi LoveChemical ngày Sun Jul 24, 2011 8:52 am; sửa lần 1.
Admin
Giới tính :
Số bài gửi : 388
Coin : 19505
Được cám ơn : 23
Đến từ : Việt Nam
Tài sản :
Sun Jul 24, 2011 7:10 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
LoveChemical đã viết:
27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không? Trong bình cứu hỏa có 2 ngăn, ngăn lớn chứa dd NaHCO3, ngăn nhỏ chứa dd H2SO4. Khi kéo chốt an toàn vách ngăn 2 dd được mở, lắc vài cái để phản ứng xảy ra nhanh hơn: NaHCO3 + H2SO4 ---> NA2SO4 + H2O +CO2. Mở vòi phun CO2 vào đám cháy. Theo em nghĩ thì nó có thể dùng cho mọi vụ cháy.
Mình xin đính chính lại câu trả lời này nhá. Bình cứu hoả không dập được mọi vụ cháy, nếu như vụ cháy do Magie kim loại tạo nên, nếu dập bằng CO2 thì đám cháy sẽ càng dữ dội hơn do phản ứng: CO2 + Mg --> MgO + C Phản ứng toả nhiệt làm cháy mạnh hơn
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sun Jul 24, 2011 8:36 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
Admin đã viết:
LoveChemical đã viết:
27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không? Trong bình cứu hỏa có 2 ngăn, ngăn lớn chứa dd NaHCO3, ngăn nhỏ chứa dd H2SO4. Khi kéo chốt an toàn vách ngăn 2 dd được mở, lắc vài cái để phản ứng xảy ra nhanh hơn: NaHCO3 + H2SO4 ---> NA2SO4 + H2O +CO2. Mở vòi phun CO2 vào đám cháy. Theo em nghĩ thì nó có thể dùng cho mọi vụ cháy.
Mình xin đính chính lại câu trả lời này nhá. Bình cứu hoả không dập được mọi vụ cháy, nếu như vụ cháy do Magie kim loại tạo nên, nếu dập bằng CO2 thì đám cháy sẽ càng dữ dội hơn do phản ứng: CO2 + Mg --> MgO + C Phản ứng toả nhiệt làm cháy mạnh hơn
hihi giờ em mới biết cảm ơn anh Admin nha
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sun Jul 24, 2011 8:48 am
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
52/Trong 2 loại ion +2 và +3 của Fe cái nào bền hơn?Vì sao? Fe3+ bền hơn Fe2+ do Fe3+ có số electron lớp ngoài cùng đạt trạng thái bán bão hoà (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5) còn Fe2+ có số electron lớp cùng (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6) dễ dàng bị oxi hóa để về Fe3+
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sun Jul 24, 2011 8:15 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
53/vì sao ăn "cháy cơm" có vị ngọt hơn cơm bình thường? Ở cuối nồi cơm nhiệt độ cao hơn làm cho phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra nhanh hơn tạo ra nhiều glucozo và nhiều tinh bột lắng xuống đáy hơn gây ra vị ngọt hơn.
LoveChemical
Giới tính :
Số bài gửi : 12
Coin : 41
Được cám ơn : 1
27/10/1995
Đến từ : Kiên Giang
Sun Jul 24, 2011 8:39 pm
Tiêu đề: Re: THẢO LUẬN HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG!
56/tại sao ankin tham gia phản ứng cộng electrophin khó hơn anken? Do nguyên tử cacbon mang nối ba ở ankin lai hoá sp nên obitan lai hoá ở khu vực có liên kết ba có thành phần electron s cao nên điều đó cũng khiến cho các electron pi thu về vùng giữa các nguyên tử cacbon nhiều hơn và làm cho điện tích hạt nhân ít được che chắn ở phía ngoài. Kết qủa là tác nhân nucleophin tấn công vào nối ba được thuận lợi hơn. Vì lẽ đó ở ankin khuynh hướng đi vào cộng hợp electrophin không được mạnh bằng anken song lại xuất hiện các trường hợp cộng nucleophin như các trường hợp cộng anion ancolat và amin.
cảm ơn bạn đã khen, nhưng mình có giỏi gì đâu, có mấy câu mình biết, mấy câu cũng phải tra google thôi. Mà forum mình sao ít người biết đến quá, không biết có cách nào làm forum sôi động không ta?